x

Hệ thống giáo dục Mỹ

Hệ trung học phổ thông Mỹ

Đây là một trong chuỗi bài viết về Hệ thống giáo dục Mỹ. Trong bài này, bạn có thể tìm thấy thông tin: lợi ích của việc đi du học sớm, mô hình tổ chức bậc trung học phổ thông, học phí và học bổng, phân tích độ tuổi thích hợp đi du học Mỹ ở mức trung học phổ thông.

Lựa chọn thời điểm nào để di du học cũng là một trong những yếu tố quan trọng khi các bạn học sinh sinh viên có quyết định đi du học, đặc biệt là tại Mỹ. Theo kinh nghiệm của nhiều bạn học sinh sinh viên đang học tập tại Mỹ thì đi học từ những năm Trung học phổ thông sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi thế.

Học phổ thông ở Mỹ là tấm vé chắc chắn hơn cho các khoá đại học sau này

Cơ hội trau dồi vốn tiếng Anh: Học sinh sẽ có nhiều thời gian để trau dồi kỹ năng tiếng Anh, làm quen và hòa nhập với văn hóa Mỹ để các bạn có sự chuẩn bị thật tốt khi bước vào bậc đại học.

Ứng tuyển đầu vào dễ dàng: Các trường trung học tại Hoa Kỳ đưa ra chỉ tiêu không cao như các trường đại học. Với mức điểm trung bình và khả năng tiếng Anh ở mức khá trở lên là bạn có thể được nhận vào một trường trung học tại Hoa Kỳ.

Phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất và tinh thần: Khi học phổ thông ở Mỹ, ngoài việc tiếp nhận những kiến thức trên lớp, bạn sẽ được tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động thể dục, thể thao cho học sinh. Đây là một trong những điểm khác biệt giữa nền hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam.

Các lựa chọn khi học phổ thông ở Mỹ

Học sinh có thể chọn học tập tại trung học tư thục hoặc công lập hoặc các trường chuyên đào tạo dự bị đại học trong hệ thống giáo dục Mỹ:

  • Trường công lập (Public School): Chi phí do chính quyền địa phương, bang hoặc liên bang tài trợ. Có 85% số học sinh chọn theo học.
  • Trường tư (Private School): Do tư nhân mở dưới hình thức phi lợi nhuận hoặc vì lợi nhuận. Khoảng trên 10% học sinh theo học.
  • Trường dự bị đại học (College-preparatory Schools): Đây là những trường chú trọng về việc chuẩn bị cho học sinh thành công trong môi trường học tập khắc nghiệt ở bậc đại học. Trường cũng dành cho những học sinh thích thử thách và hoàn thiện bản thân với những cơ hội mới. Các trường này thường của tư nhân, được tổ chức dưới dạng nội trú (boarding – hoàn toàn theo mô hình ở Anh) lẫn với bán trú (day-school : chỉ ở trường ban ngày), hoặc chỉ dành riêng cho nam (All-boys), nữ (All-girls), hay cho cả nam nữ (Co-ed).
  • Trường tôn giáo (Religious affiliated schools): Những trường chú trọng về một tôn giáo hoặc tín ngưỡng nào đó. Trường được trợ cấp bởi nhà thờ hoặc các tổ chức tôn giáo khác, do vậy giáo trình học và một số chính sách của trường có ảnh hưởng tôn giáo, độ ảnh hưởng phụ thuộc từng trường. Học phí tại các trường theo tôn giáo thường thấp hơn các trường độc lập vì có nguồn tài trợ được nhắc tới phía trên. Có nhiều trường nhóm này vẫn theo mô hình giáo dục dự bị đại học.

Ngoài ra còn có Trường quân sự, Trường căn bản, Trường cho học sinh cần giúp đỡ đặc biệt, v..v.., tất cả nhằm đáp ứng được sự đa dạng về hoàn cảnh của học sinh.

Tất cả các trường trung học phổ thông đều đào tạo bằng tốt nghiệp 12 năm (High School Diploma).

Học bổng khi học trung học phổ thông ở Mỹ

Hệ thống giáo dục Mỹ bao gồm các trường trung học tư thục dàn trải khắp nước, thỏa mãn nhu cầu về địa điểm của học sinh. Mức học phí và ăn ở trọn gói trong 1 năm ở các trường trung học tư thục thường vào khoảng $20,000 – rất cạnh tranh và là sự hỗ trợ tốt về tài chính cho gia đình.

Tại một số tiểu bang, học sinh sau khi theo học phổ thông ở Mỹ ít nhất 2 năm tại các trường THPT sẽ chỉ phải trả mức học phí như công dân Mỹ (tương đương một phần ba số tiền học phí thông thường sinh viên quốc tế phải trả) khi nhập học tại các trường đại học công lập cùng bang.

Ngoài ra, học sinh còn có cơ hội giành những suất học bổng có giá trị cao từ các trường đại học nếu mức điểm GPA tốt nghiệp trung học đạt từ 3,5 trở lên.

Phân tích việc học trung học phổ thông ở Mỹ

Đối với các học sinh Việt Nam, việc bắt đầu học lớp 12 tại Mỹ thì có những hạn chế nhất định. Nhiều trường thuộc hệ thống giáo dục Mỹ không cấp bằng High School Diploma cho học sinh chỉ học tại trường 1 năm, mà hầu hết các trường đại học tại Mỹ không xét tuyển học sinh không có bằng High School Diploma.

Nếu đi sớm hơn 1 năm, việc học phổ thông ở Mỹ lớp 11 lại rất phù hợp. Học sinh tốt nghiệp sẽ chắc chắn có bằng High School Diploma. Học 2 năm ở bậc phổ thông trung học cũng giúp học sinh khá nhiều trong việc làm quen với môi trường cũng như phương pháp học tập. Không những thế trong thời gian học tập học sinh có cơ hội tìm hiểu về hệ thống giáo dục Mỹ, thậm chí là đến thăm các trường đại học mà mình muốn học trong tương lai.

Hệ Cao đẳng và Đại học Mỹ

Đây là một trong chuỗi bài viết về Hệ thống giáo dục Mỹ. Trong bài này, bạn có thể tìm thấy thông tin: mô hình tổ chức bậc cao đẳng đại học, học phí các hệ và phân tích lợi ích trong mỗi một loại hình đào tạo.

Hoa Kỳ có hệ thống trường đại học tốt nhất trên thế giới, với các chương trình đào tạo xuất sắc hầu như trong mọi lĩnh vực. Với các bạn trẻ Việt tốt nghiệp phổ thông trung học trong nước, có nhiều con đường lựa chọn cho hành trình đại học của mình.

Cơ hội học sau ĐH tại Mỹ đa dạng với nhiều lựa chọn và chuyên ngành phong phú.

Mô hình tổ chức bậc cao đẳng, đại học trong hệ thống giáo dục Mỹ

Trường dạy nghề (Vocational/Technical School): Dù rất ít sinh viên Việt Nam theo học tại các trường nghề, loại hình này khá phổ biến đối với các học sinh Mỹ. Phần lớn trong chương trình Đại Học, sinh viên được chuẩn bị với kiến thức bao quát. Ngược lại, các trường dạy nghề trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên sâu vào một lãnh vực nhất định: cơ khí, kỹ thuật hỗ trợ xét nghiệm y khoa, sữa chữa vi tính – điện tử… Phần lớn các SV theo học tại trường nghề đơn giản do sở thích cá nhân hoặc muốn theo đuổi một ngành mới. Những người lớn tuổi đã có sẵn kĩ năng chuyên môn chọn học tại đây nhằm nâng cao thêm chuyên môn của mình.

Cao đẳng Cộng đồng (Community College): là trường thuộc hệ đào tạo cử nhân cao đẳng (hệ hai năm). Các lớp học ở đây không chỉ thiên về thực hành mà còn tập trung vào các buổi lý thuyết nâng cao chuyên môn và mở rộng kiến thức. Cao đằng cộng đồng và trường nghề trong hệ thống giáo dục Mỹ giống nhau ở điểm rằng cả hai không qui định tuổi. Một số trường cao đẳng, còn được gọi là Junior College, vừa có cả chương trình của Cao đẳng Cộng đồng, vừa có cả chương trình của một trường dạy nghề.

Đối với sinh viên quốc tế lần đầu tiên đến Mỹ, sốc văn hóa (cultural shock) và trở ngại trong việc giao tiếp bằng tiếng Anh là điều không tránh khỏi. Nhằm bước đầu làm quen với ngôn ngữ và đời sống tại Mỹ, họ có thể đến các trường cao đẳng cộng đồng theo học các lớp tiếng Anh, tập thực hành nghe/ nói tiếng Anh cũng như làm quen với tốc độ giảng dạy và những khác biệt của phương pháp giáo dục Mỹ.

Đại học công lập (Public University): là các trường được nhà nước tài trợ kinh phí. Các đại học công lập lớn như Đại Học California tại San Francisco hay Đại Học Virginia là một trong số những học viện nghiên cứu xuất sắc trong hệ thống giáo dục Mỹ. Sinh viên tại đây có nhiều cơ hội tiếp xúc với các đề tài nghiên cứu nổi tiếng và gặp gỡ các sinh viên từ mọi sắc tộc trên thế giới. Nơi đây cũng là điểm quy tụ rất nhiều giáo sư có danh tiếng trong chuyên môn.

Đại học tư thục (Private University): Có thể nói đây là loại hình giáo dục đắt tiền nhất trong hệ thống giáo dục Mỹ và cũng là nơi sản sinh ra nhiều nhân tài ở mọi lãnh vực, ví dụ Trường Đại Học Harvard (Massachussette), Đại Học Yale (Connecticut),… Tại đây, sinh viên thường được rèn luyện thói quen và khả năng tự học cao. Các bạn được tiếp cận và giảng dạy bởi những giáo sư hàng đầu nước Mỹ, đôi khi có cả những giảng viên thỉnh giảng, hay những chuyên gia hàng đầu trên thế giới. Hiện nay, theo bảng xếp hạng của US News, trường Đại Học Princeton (New Jersey) đang giữ vị trí đứng đầu danh sách 100 trường Đại Học xuất sắc nhất của Mỹ.

Đại học tư nhỏ (Liberal Arts College): Các trường đại học thuộc loại hình này ít được biết đối với phần lớn học sinh sinh viên Việt Nam. Nhiều bạn hiểu lầm hệ thống Liberal Arts College là một dạng như Community College vì từ “College” làm các bạn liên tưởng đến “Cao đẳng”. Nhưng trên thực tế, Liberal Arts College là hệ thống đại học 4 năm, bao gồm công lập (public liberal art college) và tư thục (private liberal art college). Điểm khác nhau duy nhất: “Liberal Arts College” nhỏ hơn các “University” về khuôn viên trường học cũng như số lượng giảng viên và sinh viên. Đa phần các trường đại học 4 năm này chỉ có hệ thống đại học hệ cử nhân. Một số ít trường có thêm chương trình sau đại học.

Học phí đại học, cao đẳng trong hệ thống giáo dục Mỹ

Học phí tại các trường nghề thường khá thấp so với các lọai hình khác. Từ 2 đến 3 năm, sau khi sinh viên đã hoàn tất các khóa học và các kì thi qui định, giấy chứng nhận hoặc bằng Cao Đẳng sẽ được cấp tại lễ tốt nghiệp.

Tại các trường Đại học công lập, học phí dành cho sinh viên trong tiểu bang (in-state students) thấp hơn một nửa so với sinh viên ngoài tiểu bang và sinh viên quốc tế (gọi chung là out-of-state students). Tuy vậy, một số trường thuộc hệ thống giáo dục Mỹ tại các tiểu bang như Texas, nếu sinh viên quốc tế dành được học bổng xuất sắc từ $1000 trở lên, sinh viên đó có thể đươc chế độ học phí như sinh viên trong tiểu bang.

Khác với các trường công lập, học phí của sinh viên bản xứ và sinh viên quốc tế tại trường đại học tư thục đều như nhau. Điều kiện xét tuyển vào các trường đại học tư thục danh tiếng khá khó khăn và đầy tính cạnh tranh, thậm chí cho cả sinh viên bản xứ. Tuy nhiên, vẫn có một số sinh viên Việt Nam theo học tại các trường này và còn đạt được nhiều suất học bổng bán phần đến toàn phần.

Những chi tiết và số liệu trên là những thông tin cơ bản cho những bạn học sinh có ý định du học bậc đại học cao đẳng tại Mỹ. Hệ thống giáo dục Mỹ rất da dạng, vì vậy mỗi trường có mức học phí và điều kiện đầu vào khác nhau. Để nắm rõ thông tin chính xác và chuẩn bị hồ sơ chu đáo, các bạn học sinh cần liên lạc thẳng trực tiếp với trường mình có ý định nộp đơn.

Phân tích du học hệ cao đẳng đại học Mỹ

Cao đẳng cộng đồng trở thành điểm dừng chân lí tưởng cho sinh viên Việt Nam. Và đây là nơi có số lượng sinh viên Việt Nam theo học nhiều nhất, dựa vào những ưu điểm sau:

  • Học phí tại các trường Cao đẳng Cộng đồng thấp hơn rất nhiều so với các trường đại học.
  • Quy mô lớp học tại đây khá nhỏ: thông thường mỗi lớp có khoảng 20-30 sinh viên.
  • Chương trình học nhẹ nhàng hơn và các giáo sư cũng đưa ra những tiêu chuẩn/ yêu cầu ít hơn từ phía sinh viên.
  • Sau khi hoàn tất 2 năm học, sinh viên chuyển tiếp thẳng lên các trường đại học 4 năm.

Tuy nhiên, sinh viên theo học tại một trường đại học lớn thuộc hệ thống giáo dục Mỹ từ năm đầu tiên so với những sinh viên chuyển tiếp từ Cao đẳng Cộng đồng cũng có những lợi thế nhất định:

  • Được làm quen dần với khối lượng công việc đồ sộ cũng như những yêu cầu khắt khe từ các giáo sư. Đa số sinh viên mới chuyển lên từ Cao đẳng Cộng đồng trải qua một khoảng thời gian cần thiết để điều chỉnh nhịp độ làm việc cũng như phương pháp học.
  • Do vậy, các sinh viên Đại học có khả năng hoàn tất chương trình học 4 năm của mình trong một khoảng thời gian ngắn hơn, trong khi các sinh viên chuyển tiếp từ Cao Đẳng Cộng Đồng có thể phải bỏ ra thời gian nhiều hơn.

Còn đối với mô hình của các trường Liberal Arts College thuộc hệ thống giáo dục Mỹ thì:

  • Khuôn viên nhỏ bé giúp các học sinh thân thuộc với nhau hơn.
  • Với lớp học nhỏ và tỉ lệ sinh viên khá ít, các sinh viên có nhiều thời gian và cơ hội tiếp cận với giảng viên trong giờ học cũng như ngoài lớp. Điều này nâng cao hiệu quả giảng dạy một cách đáng kể.
  • Số lượng lớn các họat động ngoại khóa cũng góp phần thu hút các sinh viên nộp đơn.
  • Đa số tại các trường Đại học lớn nơi có nhiều đề tài nghiên cứu, vốn tài trợ tập trung chủ yếu vào luận án nghiên cứu của các sinh viên cao học và tiến sĩ. Ngược lại, ở các trường Đại Học nhỏ như Liberal Arts, sinh viên hệ cử nhân luôn là điểm chú ý đầu tiên.

Hệ sau Đại học Mỹ

Đây là một trong chuỗi bài viết về Hệ thống giáo dục Mỹ. Trong bài này, bạn có thể tìm thấy thông tin: mô hình tổ chức bậc Sau đại học của các trường đại học và viện nghiên cứu, ước chừng học phí và học bổng.

Hơn 1.000 trường đại học ở Mỹ có chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ. Sinh viên đăng ký các chương trình Sau Đại học sau khi đã hoàn tất chương trình Cử nhân Đại học. Chương trình cao học thường được giảng dạy tại các trường đại học hoặc tại các viện nghiên cứu. Sinh viên có thể theo học chương trình Sau Đại học theo dạng tín chỉ hoặc nghiên cứu hoặc kết hợp cả hai.

Mô hình Sau đại học trong hệ thống giáo dục Mỹ

Dự bị Thạc sĩ (Pre-Master’s): Bạn có thể phải tham gia khóa học Dự bị Thạc sĩ nếu bằng cấp hoặc khả năng tiếng Anh của bạn chưa hoàn toàn đáp ứng yêu cầu nhập học của chương trình Thạc sĩ. Các khóa học thường kéo dài từ 1 học kỳ đến 1 năm học với nội dung bao gồm những môn học chuyên ngành, môn học về kỹ năng học tập, văn hóa và ngôn ngữ. Đánh giá kết quả học tập bằng các bài kiểm tra hết môn và có thể bao gồm các bài thi.

Chứng chỉ hoặc bằng sau đại học (PG Cert/Dip): Khóa học thường kéo dài 1 năm học theo hình thức lên lớp, không bao gồm phần viết luận văn và nghiên cứu. Các bằng cấp này được xem là bằng cấp chuyên môn trong các lĩnh vực liên quan như giáo dục hoặc quản lý, tạo ra một sự khởi đầu tuyệt vời cho bạn. Đánh giá kết quả học tập bằng các bài kiểm tra hết môn và/hoặc các bài thi cuối khóa.

Thạc sĩ chuyên ngành (MA, MSc, LLM, Med,…): Chương trình Thạc sĩ chuyên ngành thường kéo dài trong một năm (12 tháng). Học thạc sĩ chuyên ngành là để ra đi làm. Bạn sẽ lên lớp học để hoàn tất một số học phần (học tại lớp, dự seminar, viết tiểu luận và thi) và viết luận văn. Đánh giá kết quả học tập bằng các bài kiểm tra hết môn và/hoặc các bài thi cuối khóa và luận văn.

Thạc sỹ nghiên cứu (MA, MSc by research, Mres, MPhil): Chương trình kéo dài từ 2 đến 3 năm. Những người học thạc sĩ nghiên cứu là để học tiếp lên Tiến sĩ. Bạn sẽ không phải lên lớp mà dành tất cả thời gian cho công tác nghiên cứu và làm việc dưới sự hướng dẫn của một giáo sư. Kết quả cuối cùng được đánh giá dựa trên chất lượng bài luận văn khoảng 30.000 – 40.000 từ.

Tiến sỹ (PhD, DPhil): Chương trình kéo dài tối thiểu 4 năm (từ 3 đến 6 năm). Suốt thời gian học bạn sẽ phải làm công tác nghiên cứu về một đề tài nào đó dưới sự hướng dẫn của một giáo sư. Năm cuối chương trình bạn sẽ được yêu cầu nộp một bài luận văn khoảng 70.000-100.000 từ. Kết quả cuối cùng được đánh giá dựa trên chất lượng bài luận. Ngoài ra, còn có một số văn bằng Tiến sĩ chuyên môn khác như Tiến sĩ Giáo dục (Ed.D.), Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh (D.B.A.), và Tiến sĩ Y khoa (M.D.).

Học phí hệ sau đại học

Bạn cần có số tiền khá lớn để theo học các khoá học sau đại học tại Hoa Kỳ. Học phí của các khoá học có thể chênh lệch đáng kể giữa các trường và số liệu dưới đây sẽ chỉ ra con số xấp xỉ mà bạn cần phải nộp: 20.000 – 60.000 USD/năm (ngành quản trị kinh doanh).

Chương trình học bổng rất đa dạng, nhiều chính sách học bổng của trường hoặc của các tổ chức tài trợ khác lên đến 100%. Sinh viên tốt nghiệp cử nhân đại học (hệ 4 năm) có GPA cao hơn/tương đương 3.2 hoặc 3.5 sẽ có cơ hội xin học bổng dễ dàng hơn.

Phân tích việc đi du học Mỹ hệ sau đại học

Linh hoạt trong yêu cầu tuyển sinh: có thể tốt nghiệp ĐH cùng hoặc khác ngành vẫn được chấp nhận; tiếng Anh không đạt yêu cầu có thể học khóa Dự bị tiếng Anh hoặc Dự bị Thạc sĩ của trường

Được ở lại làm việc toàn thời gian 1 năm sau khi tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học và Sau Đại học.

Chương trình học linh hoạt: do phần lớn các trường ĐH tại Mỹ là trường tổng hợp nên SV dễ dàng chuyển ngành trong quá trình học nếu thấy không hợp. Đối với những chương trình học tính theo tín chỉ, SV có thể hoàn tất khóa học nhanh hay chậm do tự bản thân mình.

Đăng ký nhận email

Tin tức




ĐĂNG KÝ HỌC

Hotline: 02436.230.185 – 0961.973.096
Đối tác