x

Khó khăn lớn nhất khi chuẩn bị hồ sơ du học Đức ngành điều dưỡng là gì?

Không giống hồ sơ du học Đức những ngành khác, hồ sơ du học Đức ngành điều dưỡng không cần chứng chỉ TestAS, không cần chứng chỉ APS, không cần chứng minh tài chính… nhưng cần một loại giấy tờ có tính quyết định cao đến tỷ lệ đậu visa, đó chính là thư động lực. Đây cũng chính là vấn đề gây khó khăn nhất cho các bạn học sinh khi chuẩn chuẩn bị hồ sơ du học. Vậy phải làm sao để vượt qua khó khăn này?

Để khuyến khích và thu hút du học sinh quốc tế trong đó có Việt Nam đến Đức học tập và làm việc trong ngành điều dưỡng, chính phủ Đức đã dành rất nhiều chính sách ưu đãi. Một trong số đó phải kể đến việc đơn giản hóa đến mức tối đa về hồ sơ. Nhưng đơn giản là làm làm gọn các thủ tục không cần thiết chứ không có nghĩa là bỏ lỏng khâu hồ sơ xin visa du học. Bởi chính phủ Đức bên cạnh việc mong muốn tạo nhiều cơ hội du học cho đúng những đối tượng cần du học còn muốn tuyển chọn đúng nguồn nhân lực làm việc cho nền y tế nước nhà.

Mặc dù hồ sơ xin visa du học Đức ngành điều dưỡng gồm những tiêu chuẩn đặc thù riêng với một vài yêu cầu khắt khe nhưng nếu có sự hiểu biết rõ và chuẩn bị bài bản, bạn hoàn toàn tự tin bước qua vòng phỏng vấn xin visa một cách dễ dàng.

Thư động lực là gì?

Rất nhiều bạn khi làm hồ sơ thắc mắc thư động lực là gì? ICSA sẽ giúp bạn hiểu về nó một cách đơn giản nhất. Thư động lực là bức thư thể hiện rõ động cơ muốn du học ngành điều dưỡng của bạn. Mục đích của nó là chứng minh cho nhà trường, Đại sứ quán Đức thấy bạn là người thích hợp để theo học chương trình mà họ đưa ra.

Làm sao để thư động lực đạt yêu cầu và hồ sơ của bạn được đánh giá cáo?

Nên làm gì để thư động lực đạt yêu cầu?

Về hình thức

Dù là bạn đang viết một bức thư, điền một mẫu đơn hay bất cứ giấy tờ gì mang tính chất quan trọng thì hãy nhớ rằng người đọc sẽ dành nhiều thiện cảm hơn cho nội dung của bạn nếu nó được trau chuốt một cách tỉ mỉ. Với thư động lực cũng vậy, bạn nên trình bày thật rõ ràng, súc tích, nội dung chỉ cần gói gọn trong một trang giấy A4. Bạn nên viết nội dung thư thật rõ ràng, logic bằng tiếng Việt, kiểm tra nhiều lần trước khi dịch ra tiếng Đức.

Nếu bạn muốn, có thể tự dịch sang tiếng Đức thư động lực, nhưng hãy nhờ thầy cô giáo hoặc người hướng dẫn bạn kiểm tra lại một lần nữa để chắc chắn rằng bạn không phạm lỗi nào về ngữ pháp hay chính tả. Người chuyển ngữ giúp bạn cũng nên được chọn lựa cẩn thận để đảm bảo họ có thể thoát nghĩa giúp bạn một cách chính xác nhất và tạo cảm tình nhất trong mắt nhà tuyển dụng và Đại sứ quán Đức. Thường những người có kinh nghiệm trong việc chuyên chuẩn bị nội dung thư động lực sẽ giúp bạn tốt hơn.

Về nội dung:

Đây là phần quan trọng nhất của bức thư động lực. Trong phần này, bạn phải lý giải rõ vì sao bạn chọn đi du học ngành điều dưỡng? Hãy cho nhà tuyển dụng và Đại sứ quán biết rằng bạn hiểu rõ những khó khăn của ngành nghề này nhưng bạn có đủ đam mê, nhiệt huyết, và năng lực để theo đuổi nó.

Bạn cũng nên thể hiện rõ những chuẩn bị của bản thân để để thực hiện mục tiêu du học: nên đề cập đến những kinh nghiệm của bản thân liên quan đến ngành điều dưỡng, các bằng cấp, chứng chỉ tiếng Đức và chứng chỉ điều dưỡng… Ngoài ra, bạn cũng có thể chia sẻ những hiểu biết của mình về nước Đức, về nền giáo dục, văn hóa con người nơi đây. Cuối thư, bạn hãy gửi lời cảm ơn và thể hiện mong muốn có cơ hội học tập tại Đức. Một lời chào trân trọng là tất cả những gì bạn nên làm để kết thúc bức thư động lực.

Không nên làm gì?

ICSA có kinh nghiệm trong tư vấn du học Đức nhiều năm qua, tiếp xúc với khách hàng, chúng tôi nhận thấy rất nhiều bạn bị rớt visa du học Đức ngành điều dưỡng vì không có sự đầu tư cho thư động lực và học thường mắc phải những sai lầm giống nhau. Vì vậy, ICSA lưu ý bạn nên tránh thể hiện những vấn đề sau khi soạn thư động lực:

Bạn không nên nói sâu về những ngành nghề đã học mà không liên quan đến y khoa, càng không nên nói rằng bạn đang thất nghiệp và không thể tìm được việc làm tương ứng với ngành học tại Việt Nam. Đừng nghĩ rằng nó là động lực chính đáng để bạn xin đi du học. Ngược lại, nhà tuyển dụng và Đại sứ quán sẽ đánh giá không tốt về bạn, họ sẽ cho rằng bạn không thật sự đam mê và không chịu cố gắng.

Một điều bạn cần đặc biệt lưu ý nữa là không nên sao chép nguyên nội dung của các thư động lực khác. Bức thư của bạn nên được viết từ chính suy nghĩ và theo cách hành văn của riêng bạn, nó bao gồm những kinh nghiệm thực tế mà bạn đã trải qua. Hồ sơ của bạn có thể sẽ bị loại ngay từ vòng kiểm tra nếu Đại sứ quán phát hiện bạn sao chép nó từ nội dung dung của một bức thư khác.

Đăng ký nhận email

Tin tức




ĐĂNG KÝ HỌC

Hotline: 02436.230.185 – 0961.973.096
Đối tác